GIÁ THÉP HÔM NAY 29/8: MẶT HÀNG THÉP NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM BỊ ĐÀI LOAN (TRUNG QUỐC) CẢNH BÁO

Giá thép hôm nay ngày 29/8 tại thị trường trong nước ổn định so với ngày hôm qua. Đài Loan (Trung Quốc) vừa có cảnh báo một số mặt hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam đe doạ đến thị trường nội địa năm 2023.

Giá thép hôm nay ngày 29/8/2023 tại miền Bắc

Giá thép hôm nay tại miền Bắc Tạp chí Công Thương

Tham khảo giá thép hôm nay ngày 29/8/2023 tại miền Bắc. (Nguồn: Steel Online)

Giá thép hôm nay tại miền Bắc ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể:

Giá thép Hoà Phát hôm nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.740 đồng/kg.

Giá thép Việt Ý, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.690 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 vẫn duy trì ở mức 13.640 đồng/kg

Giá thép Việt Đức, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.890 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.740/kg.

Giá thép Thái Nguyên, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.670 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.820 đồng/kg.

Giá thép hôm nay ngày 29/8/2023 tại miền Trung

Giá thép hôm nay miền Trung Tạp chí Công Thương

Tham khảo giá thép hôm nay ngày 29/8/2023 tại miền Trung. (Nguồn: Steel Online)

Giá thép hôm nay tại miền Trung đi ngang. Cụ thể:

Giá thép Hoà Phát, kg với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.740 đồng/kg.

Giá thép Việt Đức với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.140 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 vẫn duy trì ở mức 14.040 đồng/kg.

Giá thép Pomina với thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.380 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 vẫn ở mức 14.590 đồng/kg.

Giá thép hôm nay ngày 29/8/2023 tại miền Nam

Giá thép hôm nay tại miền Nam Tạp chí Công Thương

Tham khảo giá thép hôm nay ngày 29/8/2023 tại miền Nam. (Nguồn: Steel Online)

Giá thép hôm nay tại miền Nam cũng ổn định so với hôm qua. Cụ thể:

Giá thép Hòa Phát với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg, dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.790 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ, với cả dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 cùng ở mức 13.500 đồng/kg.

Giá thép Pomina với thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.380 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn duy trì ở mức 14.480 đồng/kg.

Thép Vinakyoei với dòng thép thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.020 đồng/kg.

Lưu ý: Các bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối thép gần nhất để được tư vấn cụ thể.

Sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam nằm trong nhóm hàng hóa “uy hiếp” thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

Thương vụ của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết Tổng hội Công nghiệp toàn quốc Đài Loan (Trung Quốc, CNFI) đã công bố báo cáo thường niên điều tra hàng hóa nhập khẩu uy hiếp thị trường nội địa năm 2023.

Theo báo cáo của CNFI, trong 104 mặt hàng mặt hàng nhập khẩu được cho là đe dọa tới sản xuất nội địa, thép là mặt hàng có số lượng báo cáo phản ánh nhiều nhất chiếm 17,2%. Tiếp theo là các sản phẩm bằng đá, xi măng, amiang, mica hoặc các vật liệu tương tự chiếm 10,1%; thứ ba là quần áo và các phụ kiện quần áo dệt kim hoặc móc chiếm 8,1%.

Cũng theo báo cáo của CNFI, các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1,7% tổng số các báo cáo phản ánh, thấp hơn nhiều so với mức 14,6% của năm ngoái.

Trong đó, đối với mặt hàng sắt thép, các sản phẩm trong báo cáo năm nay chủ yếu được thị trường Đài Loan (Trung Quốc) nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Bahrain. Trong đó, những lý do đe dọa sản phẩm của Đài Loan, bao gồm sản phẩm nhập khẩu được bán với giá thấp ở Đài Loan; chính sách hoàn thuế của nước nhập khẩu; sản phẩm nhập khẩu được tái xuất từ quốc gia khác.

Các sản phẩm đồ đựng bằng tôn tráng thiếc khác có dung tích dưới 50 lít (mã CCC code 73102910006) nhập khẩu từ Việt Nam bị phía Đài Loan cáo buộc sản phẩm nhập khẩu được tái xuất từ quốc gia khác.

Do Đài Loan không hạn chế nhập khẩu các sản phẩm tôn tráng thiếc của Việt Nam nên kẽ hở này được sử dụng để nhập khẩu lon rỗng tráng thiếc sản xuất tại Trung Quốc đại lục sang Đài Loan (Trung Quốc) với xuất xứ là Việt Nam, bán với giá thành thấp hơn so với giá thị trường tại Đài Loan, cạnh tranh bằng giá thấp.

Theo điều tra của CNFI, các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam uy hiếp thị trường Đài Loan năm nay đã giảm mạnh chỉ còn 3 nhóm mặt hang (thép, kính thuỷ tinh, và xi măng) so với 19 nhóm mặt hàng trong năm 2022. Ngoài vụ việc liên quan tới mặt hàng sắt thép được nêu đích danh tên doanh nghiệp, 2 nhóm mặt hàng còn lại vẫn là các sản phẩm đã được nêu trong các báo cáo trước và với khuyến nghị tương đồng.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu các sản phẩm như thép, kính thủy tinh, xi măng rà soát lại các hoạt động sản xuất, xuất khẩu sang Đài Loan. Đồng thời theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường để kịp thời xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp cần thiết.

Giá thép và giá quặng sắt hôm nay ngày 29/8/2023 trên thế giới

Giá thép HRC hôm nay Tạp chí Công Thương

Tham khảo giá thép và giá quặng sắt trên thị trường quốc tế ngày 28/8/2023. (Nguồn: Tạp chí Công Thương tổng hợp)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/8, trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (SHFE, Trung Quốc), giá thép thanh vằn giao tháng 10/2023 giảm 21 NDT/tấn (giảm 0,6%), xuống mức 3.693 NDT/tấn (506,77 USD/tấn). Giá thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 26 NDT/tấn (giảm 0,66%), xuống mức 3.886 NDT/tấn (533,26 USD/tấn).

Hiện việc thực hiện chính sách giới hạn sản lượng thép thô tại Trung Quốc vẫn chưa bắt đầu. Dự kiến ​​sản lượng HRC của nước này sẽ tăng nhẹ trong tuần này. Về mặt nhu cầu, tổng thể nhu cầu vẫn yếu, ngay cả khi mùa cao điểm xây dựng (tháng 9 và tháng 10) đang đến gần. Dự kiến giá HRC trong ngắn hạn ​​sẽ giảm nhẹ, dao động trong khoảng 3.850 NDT/tấn.

Trên thị trường nguyên liệu, giá quặng sắt thế giới giảm do thị trường giao dịch thận trọng trước thời điểm công bố các dữ liệu mới về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển bất động sản và sản xuất thép lớn của Trung Quốc.

Cụ thể, giá quặng sắt giao tháng 1/2024 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE, Trung Quốc), giảm 1,04%, xuống mức 811 NTD/tấn (111,29 USD/tấn).

Trên Sàn Giao dịch Hàng hoá Singapore (SGX), giá quặng sắt giao tháng 9/2023, giảm 1,32%, xuống mức 112,27 USD/tấn.

Tuy nhiên, đà giảm của giá quặng sắt đang được kìm hãm nhờ nhu cầu ở mức tốt và tồn trữ quặng sắt tại Trung Quốc ở mức thấp. Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Shanghai Metals Market (SMM), tính đến ngày 25/8, tổng lượng tồn kho quặng sắt tại 35 cảng của Trung Quốc đạt 117,11 triệu tấn, giảm 230.000 tấn so với tuần trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng gang tại Trung Quốc đã tăng lên.

Bên cạnh đó, lượng quặng sắt nhập khẩu trung bình hàng ngày về 35 cảng của Trung Quốc đạt 3,183 triệu tấn trong tuần vừa qua, tăng thêm 9.000 tấn/ngày so với tuần trước đó. Qua đó, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp, phản ánh nhu cầu sử dụng quặng sắt tại Trung Quốc ở mức cao.

SMM nhận định, trong tuần này, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc vẫn ở mức cao nhưng có thể suy giảm ở mức độ nhất định do một số nhà máy phải thực hiện chính sách giảm sản lượng thép thô theo yêu cầu của chính phủ nước này.

Nguồn tin: Tạp chí công thương