Giá thép xây dựng hôm nay 13/9: Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá thép hôm nay tăng lên mức 5.683 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Vừa qua, Mỹ đã đệ trình đề nghị ban đầu lên Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến hệ thống hạn ngạch thuế quan nhằm giải quyết tranh chấp kéo dài.

Giá thép hôm nay tăng nhẹ

Giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 8 nhân dân tệ lên mức 5.683 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 13/9

Chênh lệch so với ngày hôm qua

Giá đồng

Giao tháng 10/2021

71.410

+1.690

Giá kẽm

Giao tháng 10/2021

22.890

+20

Giá niken

Giao tháng 10/2021

152.200

-220

Giá bạc

Giao tháng 12/2021

5.063

-89

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). 

Theo thông tin Bloomberg đăng tải hôm thứ Sáu (10/9), Mỹ đã đệ trình đề nghị ban đầu lên Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến hệ thống hạn ngạch thuế quan, nhằm giải quyết tranh chấp kéo dài 3 năm đối với thép nhập khẩu từ khối này.

Các quan chức Mỹ và EU sẽ thảo luận về vấn đề này tại cuộc họp khai mạc Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ – EU vào ngày 29/9 tới tại thành phố Pittsburgh (bang Pennsylvania).

Hạn ngạch thuế quan cho phép các quốc gia xuất khẩu số lượng cụ thể của một sản phẩm sang các quốc gia khác với mức thuế thấp hơn, nhưng các lô hàng trên ngưỡng được xác định trước sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.

Đề xuất được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ và EU vào tháng 5 đã đồng ý vạch ra một lộ trình chấm dứt các tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Mỹ áp dụng thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ EU theo Mục 232.

Ủy ban châu Âu đã xác nhận với các đối tác của Mỹ rằng họ muốn tìm ra giải pháp cho vụ việc này trước ngày 1/12 năm nay.

Giá thép xây dựng hôm nay 13/9: Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần - Ảnh 3.

Trước đó, vào năm 2018, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đã đơn phương áp đặt mức thuế 25% đối với nhập khẩu thép và 10% đối với nhập khẩu nhôm theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962.

Chính điều này đã dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Khi không đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump, EU đã đưa vụ việc lên WTO và áp thuế trả đũa đối với một loạt sản phẩm của Mỹ.

Nguồn: Vietnambiz.vn